0

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ; khi thức dậy, người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần. Giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Theo các bác sĩ tâm thần, rối loạn giấc ngủ không thực tổn có biểu hiện mất ngủ, đến ngủ nhiều, mộng du hay kèm theo lo lắng, căng thẳng nhiều. 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

2.  Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ

2.3. Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn

Là sự thiếu tính đồng bộ giữa nhịp thức ngủ của cá nhân và nhịp thức ngủ mong muốn đối với môi trường, hậu quả là gây ra mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Các bác sĩ tâm thần cho biết, rối loạn này thường gặp ở những người có những nét rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc không ổn định. 

  • Chu kỳ thức ngủ của cá nhân không đồng thời với nhịp thức ngủ ngày đêm gọi là bình thường đối với xã hội mà mọi người trong cùng môi trường văn hoá đều có.
  • Người bệnh mất ngủ trong thời gian ngủ chính và ngủ nhiều trong thời gian thức xảy ra gần như hàng ngày, tồn tại ít nhất một tháng hoặc tái diễn từng thời kỳ ngắn hơn.
  • Không thoả mãn về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ gây ra đau buồn rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp. 

Ảnh 1: Người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ nhiều

2.4. Đi trong lúc ngủ

Là một trạng thái biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng ngủ và thức kết hợp nhau.

  • Triệu chứng ưu thế là một hoặc nhiều cơn đứng dậy, đi khỏi giường, đi lại, xảy ra trong phần ba đầu của giấc ngủ đêm.
  • Trong cơn, người bệnh có bộ mặt ngây dại, cố định, không đáp ứng được với người khác muốn thay đổi trạng thái hoặc muốn tiếp xúc với họ và khó khăn lắm mới thức tỉnh được bệnh nhân. 
  • Khi thức dậy (hoặc sau cơn) bệnh nhân không còn nhớ được cơn.
  • Sau cơn không có suy giảm gì về tâm thần và hành vi, mặc dù có thể có lúc ban đầu một thời kỳ lú lẫn và mất định hướng ngắn.
  • Không có bằng chứng của một rối loạn tâm thần thực tổn như mất trí, động kinh.

2.5. Hoảng sợ khi ngủ

Ảnh 2: Bệnh nhân có những cơn hoảng sợ, sợ hãi tột độ về ban đêm

Là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm, kết hợp với phát âm to, vận động mạnh và hoạt động thần kinh tự trị tăng cường. 

  • Triệu chứng ưu thế là một hay nhiều cơn thức giấc, bắt đầu bằng tiếng kêu thét, hoảng sợ và đặc trưng bằng lo âu nhiều, cử động cơ thể, tăng hoạt động thần kinh tự trị như mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi.
  • Cơn tái diễn điển hình kéo dài 1 - 10 phút và thường xảy ra ở phần ba đầu của giấc ngủ đêm. 
  • Không đáp ứng đối với những tác động của người khác lên hiện tượng hoảng sợ khi ngủ và những tác động này hầu như gây ra mất định hướng cùng với động tác định hình trong vài phút.
  •  Nhớ lại sự kiện nếu có, chỉ tối thiểu vào một vài hình ảnh tâm thần rời rạc.
  • Không có bằng chứng về một rối loạn cơ thể, như u não, động kinh.​​​

Theo các bác sĩ tâm thần, hoảng sợ khi ngủ và chứng miên hành có liên quan chặt chẽ với nhau và cả hai trạng thái này đều có chung những đặc tính sinh lý bệnh học và lâm sàng. Do vậy, gần đây hai trạng thái này được coi là thành phần của cùng một đơn thể bệnh liên tục.

2.6. Ác mộng - những giấc mơ đầy lo âu và sợ hãi

  • Thức dậy trong giấc ngủ đêm hoặc giấc ngủ trưa và kể lại chi tiết, đầy đủ các giấc mơ đầy đe dọa đến sự an toàn tính mạng, đến giá trị bản thân; thức giấc có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong lúc ngủ đêm, điển hình là sau giấc ngủ đêm.
  • Vào lúc thức giấc khỏi giấc mơ đe doạ, bệnh nhân nhanh chóng trở nên nhanh nhẹn và định hướng được.
  • Bản thân cảm nhận giấc mơ và rối loạn do hậu quả của giấc ngủ gây ra đau buồn rõ rệt đối với bệnh nhân.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn giấc ngủ không thực tổn

 Ảnh 3: Giấc ngủ của người bệnh không đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ

  • Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn phàn nàn ưu thế là không đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ cho một giấc ngủ bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ không thực tổn liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm sinh nguyên phát: các rối loạn cảm xúc (rối loạn trầm cảm, hưng cảm, phân liệt cảm xúc), các rối loạn liên quan đến stress,...
  • Không tìm thấy sự tổn thương não bộ hoặc bệnh cơ thể cấp tính, mãn tính trước đó hoặc đi kèm,...
  • Rối loạn giấc ngủ phải là một trong số phàn nàn ưu thế nổi trội trong các triệu chứng. Nếu rối loạn giấc ngủ là một trong các triệu chứng của rối loạn khác nổi bật thuộc về tâm thần hoặc cơ thể, thì không đặt chẩn đoán độc lập. 
: Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound